Máy thổi khí hay còn gọi là máy sục khí, máy bơm chân không, quạt hút chân không. Thiết bị được sử dụng phổ biến tại nhiều nhà máy, đơn vị xử lý nước thải, tòa nhà, bệnh viện,… Bên cạnh những thông tin về hiệu năng, thiết kế, bảo dưỡng máy thổi khí cũng đang nhận về khá nhiều sự quan tâm từ phía người dùng. Tại bài viết dưới đây, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu rõ hơn nhé!

Mục Lục
Lý do nên thực hiện bảo dưỡng máy thổi khí định kỳ
Cũng như các loại máy móc, thiết bị công nghiệp khác, việc bảo dưỡng máy thổi khí định kỳ là công đoạn quan trọng giúp đạt được hiệu quả công việc tốt nhất. Dưới đây là một vài lý do người dùng nên định kỳ bảo dưỡng máy thổi khí:
- Đảm bảo điều kiện vận hành tốt nhất cho toàn bộ hệ thống máy, từ đó giúp nâng cao hiệu quả công việc, tuổi thọ hoạt động.
- Loại bỏ các tác nhân oxy hóa, cung cấp lượng oxy dồi dào cho máy, đồng thời loại bỏ những tạp chất gây hôi, hư hại máy thổi khí.
- Cuối cùng việc bảo dưỡng máy thổi khí định kỳ giúp máy hoạt động với hiệu suất tốt hơn, tiết kiệm chi phí cho việc sử dụng và bảo dưỡng máy.
Quá trình bảo dưỡng máy thổi khí được thực hiện như thế nào?
Nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo dưỡng máy thổi khí, các bước trong quy trình bảo dưỡng cũng đang nhận về khá nhiều sự quan tâm từ phía người dùng. Vậy cùng tìm hiểu quy trình bảo dưỡng máy gồm những công việc gì nhé!
- Thay dầu cho máy thổi khí định ký trong quá trình vận hành.
- Thực hiện bơm mỡ cho máy thổi khí và hệ thống động cơ máy.
- Thực hiện vệ sinh và thay lọc gió định kỳ.
- Kiểm tra độ giãn của dây curoa và thay thế nếu cần.
- Kiểm tra hệ thống van an toàn cũng như độ mòn của hệ thống van.
Chi tiết các công việc trong quá trình bảo dưỡng máy thổi khí
Để hiểu hơn về toàn bộ quy trình bảo dưỡng máy thổi khí, dưới đây là các bước tiến hành chi tiết mà bạn có thể tham khảo!
Thay dầu máy
Thao tác này thường được thực hiện cứ 3 tháng/1 lần với yêu cầu công việc như sau:
- Độ nhớt dầu khoảng 220. Trong phòng kín nóng, mùa hè nên sử dụng dầu có độ nhớt 320
- Không đổ thêm dầu mà phải loại bỏ dầu cũ rồi mới bổ sung dầu mới.
- Làm sạch mắt dầu.
- Chỉ đổ dầu với lưu lượng bằng 2/3 mắt dầu.

Bổ sung mỡ chịu nhiệt
Người dùng nên bổ sung mỡ chịu nhiệt cho máy trong khoảng thời gian 3 tháng/1 lần. Quy trình thực hiện cần đảm bảo:
- Các dòng máy của Nhật như Shinmaywa, Taiko, Ito, hoặc Hàn Quốc như KFM, Naewai cần được bơm định kỳ.
- Người dùng nên sử dụng mỡ chịu nhiệt tốt trong ngưỡng 120℃ – 150℃.
Xem thêm:
Hướng dẫn cách bảo dưỡng máy chạy bộ chi tiết từ A – Z
Hướng dẫn quy trình bảo dưỡng máy may công nghiệp đúng cách
Thay thế bông lọc gió – Filter
Thay thế bông lọc gió là bước là sạch bụi bẩn trong bầu lọc. Nên thực hiện cứ 3 tháng/lần để đạt được lưu lượng gió tốt nhất.
Căn chỉnh & thay thế dây curoa
Thông thường dây curoa mới khá căng, do đó người dùng nên căn chỉnh lại sau khi máy đã chạy được 3-5 tuần. Kiểm tra, thay thế dây sau khoảng 6 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra với những thiết bị đã được sử dụng lâu ngày, người dùng cần định kỳ tổng vệ sinh cho thiết bị. Đặc biệt chú ý thay van an toàn, phớt, vòng bi cùng nhiêu loại phụ tùng khác.
Các sự cố thường gặp và cách khắc phục trên máy thổi khí
Cuối cùng để sử dụng hiệu quả máy thổi khí, dưới đây là một số sự cố thường gặp cũng như cách khắc phục mà quý vị có thể tham khảo!

Như vậy chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu chi tiết về quá trình bảo dưỡng máy thổi khí cũng như tầm quan trọng của công tác này. Thực tế bên cạnh việc vận hành máy đúng cách người dùng nên thực hiện định kỳ bảo dưỡng máy để đạt được hiệu quả công việc tốt nhất.