Máy ra vào lốp có vai trò quan trọng trong các gara sửa chữa xe máy, ô tô. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành sẽ không thể tránh khỏi việc phát sinh hư hỏng, hỏng hóc. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến các bạn cách sửa máy ra vào lốp đơn giản cực hiệu quả, các bạn hãy tham khảo nhé!
Mục Lục
Cách sửa máy ra vào lốp với 10 lỗi thường gặp
Dưới đây là tổng hợp các lỗi thường gặp khi sử dụng máy ra vào lốp và cách khắc phục, các bạn hãy tham khảo:
Lỗi cháy cầu chì

Nguyên nhân có thể gây ra tình trạng lỗi cháy cầu chì có thể là do máy bị đứt dây điện ngầm, mô tơ của máy có vấn đề, và bàn đạp bị chập mạch.
Cách sửa chữa:
Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện của máy, sau đó kiểm tra bộ phận bàn đạp. Trường hợp gặp phải trục trặc ở bàn đạp chân thì bạn cần thay mới để đảm bảo an toàn. Nếu sự cố không nằm ở dây điện và bàn đạp thì cần kiểm tra lại motor bên trong xem có bị chập/ cháy không. Trường hợp có chập cháy thì cần thay ngay motor mới cho máy.
Không điều chỉnh bàn đạp về chính giữa
Lý do khiến người dùng không thể điều chỉnh được bàn đạp về vị trí giữa có thể là do lò xo điều khiển bàn đạp bị đứt. Cách sửa máy ra vào lốp trong trường hợp này cực đơn giản, chỉ cần thay 1 chiếc lò xo mới là xong.
Motor có tiếng kêu
Nguyên nhân khiến motor có tiếng kêu có thể là do motor máy đã quay theo 2 chiều.
Để khắc phục:
Kiểm tra lại đường dây điện của phích cắm và bộ điều khiển ở bàn đạp. Để tìm ra nguyên nhân rồi thay motor mới.
Không tháo được lốp

Trường hợp máy không tháo được lốp có thể là do bộ phận giảm thanh của máy bị tắc nghẽn. Để sửa lỗi này, bạn cần kiểm tra bộ giảm thanh để xác định chắc chắn máy bị lỗi ở đây. Nếu đúng, bạn cần thay bộ giảm thanh mới là máy sẽ hoạt động bình thường trở lại.
Đầu tháo lốp không điều khiển được
Trường hợp máy gặp phải lỗi này thì đầu tháo không thể nâng lên được hoặc nếu có nâng được lên thì lại nâng quá cao. Lỗi này là do khi sử dụng người dùng đã không cài đặt hệ thống khóa chặt. Lúc này điều cần làm là điều chỉnh lại ECU.
Vòng tháo lốp định tâm không hoạt động
Nếu máy ra vào lốp của bạn gặp phải trường hợp vòng tháo lốp tự định tâm không hoạt động. Có thể là do 1 trong 2 lý do chính sau: Gioăng xi lanh đã bị mòn và hư hỏng; hai là do bộ điều khiển bàn đạp của máy bị hỏng.
Cách sửa chữa: trong trường hợp này là thay mới các bộ phận hư hỏng.
Mâm quay tự định tâm không tháo được vỏ

Trường hợp mâm quay tự định tâm không thể tháo được lốp thường do trùng dây curoa dẫn động. Lỗi này thường gặp ở những xe tay ga.
Cách khắc phục:
Kiểm tra lại và tiến hành chỉnh dây curoa sao cho dây thật căng. Nếu có dấu hiệu giãn thì tốt nhất là nên dùng dây mới.
Bộ cổ chia hơi bị xì
Nguyên nhân gây ra lỗi cổ chia hơi bị xì nằm bên dưới mâm đặt bánh xe bị xì gây thất thoát lượng hơi đi vào máy và 4 vấu kẹp bị yếu đi. Bên cạnh đó, cũng có thể là do phốt ben xilanh, piston,…
Cách sửa:
Thay mới bộ chia cổ hơi và chén cổ cho máy là được. Nếu bộ piston phốt ben mà bị lỗi thì cũng nên thay mới ngay.
Không ép được lốp sụp talong lốp xe

Nguyên nhân là bộ bầu ép lốp bị hư khiến cho máy không thể ép được lốp. Vì vậy, các bạn cần kiểm tra lại phốt bầu ép, dây ống dẫn,…. Đồng thời, cần tiến hành nối lại hoặc thay mới dây và thay phốt bầu ép để khắc phục tình trạng này.
Bộ vấu kẹp bị đơ hoặc kẹp bị yếu
Đây là lỗi thường xảy ra khi bộ kẹp sử dụng quá lâu. Nên đầu nối dây dẫn khí bị xì hơi hoặc bị lỏng. Ngoài ra, bộ van điều khiển chia hơi bị xì cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Cách khắc phục:
Cách sửa máy ra vào lốp kẹp bị yếu thì bạn nên rút đầu hơi ra gắn lại hoặc cắt bớt 1 ít trước khi gắn lại. Trường hợp không được thì cần thay dây mới, đồng thời kiểm tra bộ sin phốt chân.
Sửa máy ra vào lốp giá bao nhiêu?
Khi máy ra vào lốp có những dấu hiệu bất thường cần được bảo dưỡng, sửa chữa và bảo trì. Nhiều người cũng muốn tìm hiểu về mức giá là bao nhiêu, có đắt không?

Nói chung, giá máy sửa chữa không cố định có khi từ vài trăm nghìn tới vài triệu. Và phí sửa chữa nhiều hay ít còn phụ thuộc vào 1 số yếu tố như:
- Thương hiệu, linh kiện: Với trường hợp phải thay thế linh kiện máy móc thì thương hiệu của máy ra vào lốp cũng là tiêu chí bị ảnh hưởng.
- Mức độ hư hại phức tạp hoặc đơn giản: Với những lỗi hỏng hóc đơn giản thì việc sửa chữa nhanh và tốn ít chi phí hơn và ngược lại.
- Phương án khắc phục: Phương án khắc phục càng đơn giản với mức chi phí sửa chữa máy ra vào lốp càng thấp.
- Đơn vị sửa chữa: nên lựa chọn các đơn vị sửa máy ra vào lốp uy tín và không nên làm máy ra vào lốp tự chế bởi có thể gặp phải những nguy cơ tiềm ẩn. Và đây cũng là cách tốt nhất để giảm bớt chi phí không cần thiết.
Điều cần lưu ý khi sửa chữa máy tháo vỏ
Lưu ý khi sửa chữa máy ra vào lốp để đảm bảo an toàn:

- Trước khi tiến hành quá trình sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị thì người dùng cần ngắt tất cả các nguồn điện đang được kết nối máy để đảm bảo an toàn và tránh tình trạng rò rỉ điện.
- Tuyệt đối không dùng khí nén để làm sạch thiết bị.
- Tuân thủ theo đúng hướng hướng nhà sản xuất và không tự ý làm theo cách của mình.
- Nếu không có khả năng tự sửa chữa, cách tốt nhất nên đưa máy tới các trung tâm sửa máy ra vào lốp chuyên nghiệp để được hỗ trợ.
Hướng dẫn các bước bảo dưỡng máy ra vỏ hiệu quả
Để hạn chế tối đa việc sửa chữa máy và giúp máy hoạt động ổn định, bền bỉ nhất. Người dùng cần phải kiểm tra và bảo dưỡng máy định kỳ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm thế nào để bảo dưỡng đúng cách.

Bước 1
Kiểm tra thường xuyên mức dầu trong cốc, nếu mức dầu thấp và không đủ để máy vận hành thì bạn cần bổ sung thêm dầu tới đúng vạch quy định. Loại dầu có thể sử dụng phải là dầu giảm xóc xe hoặc loại dầu máy khâu, và tuyệt đối không dùng các loại dầu khác.
Bước 2
Vệ sinh sạch sẽ và thay thế lõi lọc tách nước định kỳ trong vòng 6 tháng/ lần. Nếu cần phải thay mới thì cần điều chỉnh lượng dầu vào máy sao cho phù hợp. Thường với 1 chu trình ép lốp các bạn hãy nhỏ 1 giọt dầu.
Bước 3
Lau sạch vấu kẹp rồi tra dầu vào 4 thanh trượt của máy. Nên lau chùi mâm xoay hằng ngày, kể cả khi không sử dụng thiết bị trong thời gian dài.
Bước 4
Tiến hành kiểm tra các mối nối trên ống hơi thường xuyên. Đồng thời kiểm tra và vặn chặt tất cả các khớp nối, chốt và ốc vít của máy để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.
Bước 5
Nên đặt máy ra vào lốp ở nơi sạch sẽ và thoáng mát để tránh bụi bẩn len lỏi vào trong máy. Tất cả các mối nối chuyển động tương đối với nhau hoặc chuyển động ma sát cần được bôi trơn bằng mỡ định kỳ 1 lần/ tuần.
Bước 6
Việc bảo dưỡng máy ra vào lốp là điều cần thiết. Tuy nhiên các bạn cũng cần biết thêm cách làm đen lốp xe máy để chiếc xe của mình.
Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được cách sửa máy ra vào lốp hiệu quả nhất. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng nếu gặp bất kỳ trục trặc nào. Bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.