Hardener là gì? Kinh nghiệm, Quy trình xoa nền bê tông Hardener
Trong ngành xây dựng người ta nhắc rất nhiều đến thuật ngữ Hardener. Hiện trong đầu bạn đang xuất hiện rất nhiều những câu hỏi kiểu như: Hardener là gì? Hardener có tác dụng gì? Quy trình thi công như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
Mục Lục
I. Hardener là gì?
1. Khái niệm
– Hardener là một hỗn hợp dung dịch chuyên được sử dụng trong xây dựng giúp tăng độ cứng khi thi công mài bóng bề mặt bê tông. Khi có hỗn hợp này sẽ tăng khả năng chống mài mòn cũng như tăng độ liên kết cho bề mặt bê tông.
– Sau khi đổ bê tông trong 2 giờ hoặc bề mặt bê tông cũ sử dụng Hardener sẽ kích hoạt Linker trong bê tông, sau đó chuyển sang dạng rắn. Chúng sẽ bịt kín những lỗ nhỏ do phân tử nước để lại đồng thời làm tăng cường độ trên bề mặt sàn.
– Thi công Hardener rất phổ biến và được nhiều người đầu tư. Nó sẽ giúp bê tông cứng hơn, chịu tải, chịu lực tốt hơn. Thông thường các nhà xưởng, trường học… thường kết hợp nó cùng với mài bóng sàn nhà. Sau khi mài bóng xong sàn nhà không những bóng hơn, dễ dàng lau chùi mà còn không bị trợn trượt.
2. Đặc tính của Hardener
- – Có dạng bột
- – Khối lượng thể tích dao động: 1,4 kg/lít
- – Nhiệt độ thi công: 6 – 40 độ C
- – Độ mài mòn: nhỏ hơn 80 mg/cm2
- – Cường độ uốn tuổi 28 ngày: ≥ 4 N/nm2
- – Cường độ nén tuổi 28 ngày: ≥ 40 N/nm2
- – Định mức xóa nền: 3,5 – 8 kg (tùy nhu cầu)
3. Tác dụng của Hardener
- – Đánh bóng sàn bê tông: dùng Hardener sẽ giúp mặt sàn bê tông thêm nhẵn bóng, mịn hơn, vừa ngăn bụi bẩn bám vào, vừa dễ dàng vệ sinh.
- – Tăng tính thẩm mỹ: Hardener có thể dùng để trang trí cũng như tạo màu sắc bắt mắt.
- – Tăng khả năng chống mài mòn: mặt sàn bê tông có thể chịu đựng tốt được các thiết bị rung lắc nhờ Hardener.
- – Tăng cường độ chịu lực cho mặt sàn: bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng mặt sàn, có thể chịu được các thiết bị có trọng tải nặng mà không bị sứt mẻ.
Xem thêm: Cách vệ sinh và đánh bóng sàn xi măng hiệu quả
- – Chống thấm tốt: sẽ không có tình trạng sàn nhà bị nước thấm ngược từ dưới lên do Hardener có mật độ đặc và rất chắc.
- – Hardener giúp tăng tuổi thọ của công trình, chi phí thấp mà lại không độc hại.
II. Quy trình xoa nền bê tông
- Bước 1: Sử dụng máy mài sàn chuyên dụng để loại bỏ sạch những tạp chất còn bám trên mặt sàn bê tông đồng thời mài để chỉnh sửa độ phẳng của bề mặt nếu có nhiều khuyết điểm.
- Bước 2: Dùng máy hút bụi vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn trên bề mặt sàn sau đó tiến hành sấy khô những chỗ bị ướt và xử lý độ ẩm bề mặt sàn.
- Bước 3: Đổ dung dịch Hardener xuống sàn bê tông, dùng gạt nước hoặc cây đẩy để gạt dung dịch phủ toàn bộ mặt sàn để dung dịch tăng cứng. Cào và gạt đi những chỗ dung dịch bị đọng vũng.
- Bước 4: Chờ đến khi nào dung dịch Hardener thấm xuống nền/sàn và đã khô hẳn thì chúng ta mới tiến hành thi công mài láng cho sàn.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách đánh bóng đá granite với quy trình 3 bước đơn giản
III. Kinh nghiệm xoa nền bê tông
- – Khi thi công xoa nền Hardener dạng bột nên chia vật liệu thành 2 phần và tiến hành rắc thành 2 lớp: lớp thứ nhất ta rắc ⅔ còn phần còn lại thì cho lớp thứ 2.
- – Cần tiến hành bảo dưỡng ngay sau khi đã dùng máy xoa xoa lại bề mặt lần 2 thì bề mặt sẽ có khả năng chống trượt.
- – Nếu muốn sàn có độ bóng trung bình thì có thể xoa máy từ 3-4 lần.
- – Nếu muốn sàn có độ bóng cao nhất thì chờ bề mặt bê tông thật se, xoa nền bằng máy và lưỡi xoa hơi nghiêng (độ nghiêng vừa phải để tránh tạo vết hoặc làm bề mặt sàn bị phồng rộp).
- – Đối với thời tiết khô nóng nên hoàn thiện thi công thật nhanh để bảo dưỡng, tạo độ ẩm cho nền, tránh hiện tượng khô mặt.
Trên đây là những chia sẻ về Hardener là gì? Hy vọng rằng bạn sẽ có những thông tin hữu ích về loại vật liệu này. Nếu có thắc mắc gì có thể comment dưới bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.
Bạn có biết: Đá marble là gì? quy trình đánh bóng sàn đá marble hiệu quả
Quy trình đánh bóng sàn gạch bông cũ trở nên như mới