Lỗ thủng tầng Ozone đang là vấn đề báo động toàn cầu với rất nhiều nguy hại cho môi trường và sức khỏe của con người. Đặc biệt khi lỗ thủng Ozone ngày càng lớn và xuất hiện thường xuyên hơn. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra lỗ thủng tầng Ozone? Lỗ thủng tầng Ozone mới nhất ở đâu? Cùng cập nhật nhanh tại bài viết dưới đây!
Lỗ thủng tầng Ozone đang khá được chú ý trong thời gian gần đây
Mục Lục
Tầng Ozone là gì? Vai trò của tầng Ozone
Ozone có ký hiệu hóa học là O3. Đây là một dạng đặc biệt của Oxi, có màu xanh nhạt, mùi khó chịu. Ozone hiện đang tồn tại ở 2 dạng trong tự nhiên và được sản sinh từ phản ứng hóa học. Trong đó:
- Tầng Ozone là lớp phủ tại tầng bình lưu của Trái Đất. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ sự sống trên bề mặt trái đất. Cụ thể tầng Ozone có khả năng hấp thụ tia cực tím, điều chỉnh nhiệt lượng từ ánh sáng mặt trời,…
- Ngoài ra Ozone cũng được sản sinh từ quá trình phá vỡ phân tử O2 bởi tia cực tím để tạo thành Oxi nguyên tử. Sau đó chúng tiếp tục kết hợp với nhau tạo thành O3.
Vai trò của tầng Ozone
Tầng Ozone có kích thước không dày song lại giữ vai trò đặc biệt quan trọng với sự sống trên Trái đất. Để hiểu rõ hơn về vai trò của tầng Ozone, hãy cùng theo dõi một số phân tích dưới đây!
Chắn bức xạ
Bức xạ được nhắc đến ở đây chính là bức xạ từ ánh nắng mặt trời. Loại bức xạ này đặc biệt có hại cho da và mắt của con người. Nhờ có tầng Ozone, lượng bức xạ được hấp thụ đi khá nhiều trước khi chạm tới bề mặt trái đất. Dù vậy nếu không được che chắn, bảo vệ chúng vẫn có thể gây hại cho sức khỏe và cơ thể của bạn.
Tầng Ozone góp phần bảo vệ sự sống trên trái đất
Bảo vệ vật lý
Không chỉ hấp thụ bức xạ từ ánh nắng mặt trời, tầng Ozone cũng đóng vai trò như một lớp khiên bảo vệ trái đất trước các thiên thể rơi từ địa cầu. Những thiên thể này còn có tên gọi khác là thiên thạch, ngay khi chạm tới tầng Ozone chúng sẽ bị phá hủy ngay lập tức, vỡ thành các mảnh nhỏ. Nhờ vậy hạn chế tối đa nguy hiểm cũng như tổn thất cả về người và tài sản.
Kiểm soát ánh sáng
Ánh sáng mặt trời là một trong những điều kiện để tạo ra sự sống cho trái đất. Đồng thời trái đất cũng có thể nhận và phản xạ lại năng lượng nhận từ bức xạ điện từ. Lúc này năng lượng trái đất được bề mặt trái đất phản xạ sẽ bị hấp thụ, truyền đi hoặc phản xạ tại tầng Ozone.
Kiểm soát sự sống
Như đã chia sẻ, Ozone là tầng bình lưu của trái đất với khả năng hấp thụ tia cực tím và bức xạ từ mặt trời. Do đó toàn bộ sinh vật và con người trên trái đất đều được bảo vệ bởi nó. Nếu tầng Ozone bị thủng hoặc phá vỡ không chỉ môi trường mà gần như tất cả sinh vật, con người trên trái đất đều bị ảnh hưởng.
Bạn biết gì về lỗ thủng tầng Ozone?
Điều chỉnh nhiệt độ
Có thể bạn chưa biết: Tầng Ozone cũng được ghi nhận với vai trò duy trì, điều chỉnh nhiệt độ trên bề mặt Trái đất. Theo đó nó sẽ hấp thụ năng lượng Mặt trời và lan tỏa tới khắp hành tinh. Nhờ vậy điều chỉnh nhiệt độ tại các khu vực đồng thời giúp nhiệt độ ban đêm không bị giảm quá thấp.
Một số vai trò khác
Không chỉ ảnh hưởng đến sự sống của con người và các sinh vật trên Trái đất, Ozone cũng đang được con người ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác như:
- Khử trùng nước đóng chai
- Làm trắng vải
- Tăng liên kết ở chất dẻo
- Thúc đẩy quá trình kết hợp các phân tử
- Đánh giá tuổi thọ của cao su
- Tiêu diệt tế bào ung thư ở giai đoạn đầu
- Cân bằng và hỗ trợ quá trình oxy hóa của cơ thể
- Được sử dụng để sản xuất oxy hoạt hóa
- Tiêu diệt các vi sinh vật lạ trong nước và không khí.
Làm rõ nguyên nhân gây ra lỗ thủng tầng Ozone
Một vài năm trở lại đây, tầng Ozone bị thủng đang là vấn đề báo động toàn cầu. Nguyên nhân của tình trạng này được lý giải từ cả các hoạt động tự nhiên và nhân tạo.
Hình ảnh về lỗ thủng tầng Ozone
Nguyên nhân từ tự nhiên
Về tự nhiên, các nhà khoa học cho rằng: Chính sự thay đổi về khoảng cách của tầng bình lưu, gió và mặt trời đã làm giảm “độ chắc chắn” của tầng Ozone. Dù vậy đây chỉ là nguyên do mang tính tạm thời, sự tác động này không quá 2%.
Nguyên nhân từ con người
Phần lớn lý do làm thủng tầng Ozone là bởi hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Chính quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa với số lượng lớn các ngành, khu công nghiệp và nhà máy ra đời là nguyên nhân lớn nhất làm thủng tầng Ozone.
Trong quá trình sản xuất, một lượng lớn khí thải được nhà máy xả trực tiếp ra môi trường. Trong đó bao gồm cả các loại khí độc như CO2, Nito hay Metan,… có nồng độ cao. Tất cả chúng đều là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tạo hiệu ứng nhà kính và làm thủng tầng Ozone.
Lỗ thủng tầng Ozone nằm ở khu vực nào?
Có rất nhiều ghi nhận về các lỗ thủng tầng Ozone của địa cầu. Ngay từ tháng 10 năm 1985, các nhà khoa học Anh đã tìm thấy lỗ thủng Ozone tại khu vực Nam Cực. Kích thước lỗ thùng khá lớn có thể sánh ngang với diện tích của nước Mỹ. Tiếp đó khu vực tầng Ozone tại Bắc Cực cũng có dấu hiệu mỏng dần vào năm 1987. Những thông tin này được lan truyền rất nhanh chóng, làm chấn động dư luận suốt một thời gian dài.
Lỗ thủng tầng Ozone tại Nam Cực có kích thước khá lớn
Lỗ thủng tầng Ozone Nam Cực
Có kích thước khá lớn, lỗ thủng Ozone ở Nam bán cầu được xác định hình thành do sự xuất hiện của các chất hóa học như Bromine và Chlorine xuất hiện tại tầng bình lưu. Chính những chất này tạo ra các phản ứng xúc tác vào mùa đông của Nam Cực.
Bên cạnh đó lỗ thủng tầng Ozone cũng có thể liên quan đến xoáy cực Nam Cực. Đây là một dải không khí lạnh di chuyển liên tục quanh trái đất. Khi nhiệt độ tại tình bình lưu tăng vào cuối xuân, tầng Ozone bị suy giảm chậm lại, đồng thời xoáy cực cũng bị yếu và phá vỡ. Kích thước lớn nhất của nó được ghi nhận vào giữa tháng 9 đến gần cuối tháng 10. Tuy nhiên đến khoảng tháng 12, mức Ozone đã gần như đã trở lại bình thường.
Cập nhật tình hình lỗ thủng tầng Ozone mới nhất
Theo cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), lỗ thủng tầng Ozone ở Nam Cực đã mở rộng tới 26 triệu km2. Đây cũng là con số lớn nhất được ghi nhận từ trước đến nay. Về nguyên nhân, các chuyên gia cho rằng lỗ thủng này xuất hiện và lan rộng từ vụ phun trào núi lửa Tonga vào năm 2022. Theo Trung tâm dự báo thời tiết tầm trung của Châu Âu: Lỗ thủng Ozone năm 2023 bắt đầu xuất hiện và phát triển nhanh từ giữa tháng 8 năm nay.
Có rất nhiều phương án được đưa ra nhằm khắc phục lỗ hổng này. Cụ thể hơn 50 triệu tấn nước đã được phóng lên khí quyển với mục đích tăng độ ẩm, đẩy nhanh quá trình “chữa lành”. Dù vậy cũng có nhiều thông tin trấn an dư luận rằng: Phía dưới lỗ thủng phần lớn đều là đất trống, không có người. Đồng thời lỗ hổng sẽ được làm đầy trong khoảng vài tháng sau đó.
Lỗ thủng khá lớn và đang có dấu hiệu lành dần
Hậu quả từ những lỗ thủng tầng Ozone
Được cảnh báo với rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, sự xuất hiện của các lỗ thủng tầng Ozone khiến giới khoa học cùng tất cả mọi người đều vô cùng lo lắng. Vậy hiện tượng này có đe dọa như thế nào với loài người và các sinh vật trên thế giới?
Đối với con người
Tầng Ozone bị thủng đồng nghĩa với việc mất đi màng hấp thụ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời. Điều này sẽ gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Tia cực tím không chỉ gây ra tác hại cho mắt và da mà còn phá vỡ hệ miễn dịch, gây ra các căn bệnh nguy hiểm như ung thư, u ác tính,…
Đối với động & thực vật
Không những con người mà tất cả các loài động và thực vật trên trái đất cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các tia cực tím. Lá cây bị cản trở quang hợp, hư hại nhanh đồng thời gây chết hàng loạt, giảm năng suất trồng trọt. Song song với đó các loài động vật trong tự nhiên cũng rất khó để phát triển và sinh sản. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều loài sẽ phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
Tầng Ozone thủng đe dọa đến sự an toàn của các loài động, thực vật
Đối với hệ sinh thái
Dù ở dưới đại dương, các loài sinh vật biển cũng khó có thể tránh khỏi sự ảnh hưởng khi tầng Ozone bị thủng. Thêm vào đó đây cũng là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ và độ bền của các công trình, cơ sở hạ tầng. Bởi hầu hết các vật liệu xây dựng đều dễ bị xuống cấp dưới sự ảnh hưởng của tia bức xạ.
Các biện pháp bảo vệ tầng Ozone
Nhận thức được những nguy hại cùng hậu quả không lường từ các lỗ thủng tầng Ozone, có rất nhiều các biện pháp bảo vệ đang được đưa ra bàn luận. Bởi nếu được chung tay bảo vệ, tầng Ozone hoàn toàn có thể tự lành lại sau một khoảng thời gian. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ tầng Ozone, bảo vệ trái đất của chính chúng ta?
- Thay vì sử dụng năng lượng hạt nhân, các quốc gia nên đẩy mạnh nghiên cứu và khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng sạch từ năng lượng mặt trời, sức nước, gió,…
- Nên có các biện pháp khống chế, xử lý tình trạng ô nhiễm cục bộ tại các nhà máy, khu công nghiệp để hạn chế bụi cùng khí độc hại được xả vào khí quyển.
- Cần đưa ra chính sách thuế rác thải cùng chất ô nhiễm để nâng cao ý thức của các đơn vị sản xuất, chế tạo.
Nâng cao ý thức người dân, tuyên truyền về hậu quả của lỗ thủng tầng Ozone
- Nâng cao và đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, tư vấn, tuyên truyền về trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức với “sức khỏe” của tầng Ozone và trái đất.
- Cần có các phương án hạn chế số lượng xe máy, ô tô được đưa vào sử dụng nhằm giảm lượng khí thải ra ngoài môi trường.
- Khuyến khích, tổ chức tuyên truyền về tiết kiệm năng lượng.
- Thay thế các loại túi nhựa bằng các loại bao bì từ gỗ, giấy, vải để có thể tái sử dụng. Ưu tiên lựa chọn sản phẩm có bao bì “không CFC”
Tổng kết
Tầng Ozone từ lâu đã được biết đến với vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự sống và Trái đất. Do đó việc xuất hiện các lỗ thủng tầng Ozone là mối đe dọa đem đến nhiều tác động không tốt cho con người cùng các loài động, thực vật. Vì vậy ngoài việc tìm hiểu rõ về lỗ hổng tầng Ozone cũng như các nguyên nhân và tác hại, mỗi người cần phải có trách nhiệm và hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta!