Tất tần tật những thông tin quan trọng về mỡ bò chịu nhiệt
Tại các nhà máy với dây chuyền sản xuất lớn, để đảm bảo hiệu quả vận hành cùng tuổi thọ máy móc tốt nhất, việc chọn lựa và sử dụng mỡ bò chịu nhiệt đặc biệt quan trọng. Cũng vì vậy những thông tin về mỡ bò chịu nhiệt cũng như thành phần, công dụng cung phân loại của nó đều đang nhận về khá nhiều sự quan tâm từ phía người dùng. Dưới đây là một số thông tin quan trọng mà bạn có thể tham khảo!
Mục Lục
Thông tin về mỡ bò chịu nhiệt
Mỡ bò chịu nhiệt là loại mỡ bôi trơn chuyên dụng với khả năng chịu nhiệt cao. Sản phẩm thường được sử dụng cho các nhà máy, phân xưởng, gara với hiệu quả bôi trơn cực kỳ ấn tượng.
Đặc điểm của mỡ bò chịu nhiệt
Mỡ bò chịu nhiệt là loại mỡ bôi trơn tồn tại ở trạng thái bán rắn với khả năng bôi trơn hiệu quả. Thêm vào đó nhờ được sử dụng các loại chất phụ gia đặc biệt giúp tạo cho mỡ bôi trơn khả năng chịu nhiệt cao, không bị nóng chảy hoặc biến đổi trong một ngưỡng nhiệt độ nhất định.
Tác dụng của mỡ bò chịu nhiệt
Cũng như nhiều loại mỡ bôi trơn chuyên dụng hiện nay, mỡ bò chịu nhiệt hiện đang được sử dụng ngày càng phổ biến tại nhiều đơn vị. Sản phẩm gây chú ý với nhiều tác dụng nổi bật như:
- Hỗ trợ bôi trơn, giảm ma sát và nhiệt độ tại các hệ thống máy móc. Từ đó giúp đem đến điều kiện vận hành tốt nhất cho toàn bộ hệ thống.
- Hạn chế các tác nhân ăn mòn, oxy hóa với các chi tiết máy. Đặc biệt việc sử dụng mỡ bò chịu nhiệt đúng cách giúp giảm thiểu tiếng ồn hiệu quả trong quá trình vận hành thiết bị.
- Mỡ bò chịu nhiệt có khả năng làm kín tốt, ngăn ngừa bụi bẩn ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các chi tiết máy.
Thành phần được sử dụng trong sản xuất mỡ bò chịu nhiệt
Về cơ bản phần lớn các loại mỡ bôi trơn đều có cấu tạo khá giống nhau với 3 thành phần chính là: Dầu gốc, chất làm đặc và chất phụ gia. Trong đó sự khác biệt giữa chất làm đặc, chất phụ gia và tỉ lệ giữa chúng chính là yếu tố tạo nên sự khác nhau cho các loại mỡ bôi trơn. Vậy mỡ bò chịu nhiệt có cấu tạo gồm những thành phần gì?
Dầu gốc
Dầu gốc là thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất trong thành phần mỡ với 60 – 95%. Dầu gốc được sử dụng trong sản xuất mỡ bò chịu nhiệt có nhiều loại trong đó phổ biến nhất là dầu khoáng, dầu thực vật và dầu tổng hợp.
Chất làm đặc
Chất làm đặc trong mỡ bò chịu nhiệt nói chung các loại mỡ bôi trơn nói riêng được sử dụng để điều chỉnh trạng thái đặc hoặc loãng của mỡ. Thông thường nó chiếm từ 5 đến 25% thành phần mỡ bôi trơn. Chất làm đặc mỡ bò chịu nhiệt được phân làm hai loại là gốc xà phòng và gốc sáp.
- Gốc xà phòng
Được tạo thành từ phản ứng hóa học giữa các gốc hiđroxit kim loại như Ca(OH)2, KOH, NaOH, Al(OH)3 và axit béo như C17H35COOH ,… Những chất làm đặc này có khả năng chịu nhiệt cao, thường tồn tại ở trạng thái dẻo trước khi chuyển đổi sang lỏng.
- Gốc sáp
Khác với chất làm đặc gốc xà phòng, chất làm đặc gốc sáp là sản phẩm từ hidrocacbon với phân tử lớn tại thể rắn. Chúng cũng được chia làm hai loại là hợp chất paraphin có nhiệt độ nóng chảy thấp và ozokerit với nhiệt độ nóng chảy cao.
Trong thực tế các loại chất làm đặc gốc sáp được ưu tiên sử dụng phổ biến hơn nhờ tính ổn định tốt hơn. Vì vậy nó thường được sử dụng làm mỡ bảo quản tại các đơn vị.
Xem thêm:
Bảo dưỡng máy thổi khí – Tất tần tật những thông tin cần biết cho bạn!
Hướng dẫn cách bảo dưỡng máy chạy bộ chi tiết từ A – Z
Chất phụ gia
Dù chỉ chiếm tỷ lệ 0,5% song các chất phụ gia trong mỡ chịu nhiệt có ảnh hưởng quyết định tới khả năng chịu nhiệt độ cao cũng như đặc tính của mỡ. Một số loại chất phụ gia phổ biến được sử dụng trong loại mỡ này có thể kể đến như:
- Phụ gia chịu cực áp EP
- Phụ gia chống rỉ
- Phụ gia chịu nhiệt
- Phụ gia thụ động hóa bề mặt
- Phụ gia chống oxy hóa
- Phụ gia màu sắc
- Phụ gia tăng cường bám dính
Mỡ bò chịu nhiệt gồm những loại nào?
Có khá nhiều cách để phân loại mỡ chịu nhiệt hiện nay, song phổ biến nhất là dựa vào khả năng chịu nhiệt của từng loại. Cụ thể dưới đây là một số loại mỡ chịu nhiệt phổ biến:
Mỡ chịu nhiệt chuyên dụng 100 độ
Mỡ chịu nhiệt chuyên dụng 100 độ chủ yếu có hai loại là gốc lithium và gốc Lithium Complex .
Trong đó các loại gốc lithium không có khả năng chịu nước, hoạt động hiệu quả trong ngưỡng 130 độ. Ngược lại gốc Lithium Complex có tính năng kháng nước cao. Tùy vào đặc điểm của môi trường làm việc, người dùng có thể cân nhắc lựa chọn loại mỡ bôi trơn phù hợp.
Mỡ chịu nhiệt chuyên dụng 200 độ
Mỡ bò chịu nhiệt 200 độ thường có nguồn gốc Polyurea. Loại mỡ này có khả năng chịu nước và nước muối khá tốt, hoạt động hiệu quả trong khoảng -30 đến 180 độ C. Ứng dụng lớn nhất của mỡ bò gốc Polyurea là khả năng bôi trơn vòng bi bạc đạn với tốc độ cao đạt tới 10.000 vòng/1 phút (RPM).
Mỡ chịu nhiệt chuyên dụng 300 độ
Mỡ bò chịu nhiệt 300 độ được tạo thành từ gốc Calcium Sulfonate. Sản phẩm được đánh giá cao với khả năng chịu nhiệt lên đến 300 độ C, kháng nước rất tốt. Với khả năng bôi trơn và chịu nhiệt hiệu quả cao, mỡ chịu nhiệt 300 độ được ứng dụng nhiều trong nhà xưởng, doanh nghiệp như bôi trơn bạc đạn tại nhà máy thép, bôi trơn vòng bi trong lò dầu, hệ thống xích lò sơn tĩnh điện,…
Mỡ chịu nhiệt chuyên dụng 400 độ – 1000 độ
Trong ngưỡng 400 – 1000 độ, chúng ta có các loại mỡ bôi trơn chuyên dụng như 400 độ, 500 độ và 1000 độ. Cả 3 loại mỡ này đều được sử dụng phụ gia là chất bôi trơn rắn gồm bột đồng và Graphite.
Thực tế có khá ít vòng bi đạn hoạt động đạt tới 300 độ C. Thường những loại mỡ này được sử dụng để bôi trơn chống hàn dính cho nhiều loại ốc vít ở những vị trí có nhiệt độ cao. Điều này giúp việc tháo lắp và chống dính được thực hiện hiệu quả và đơn giản hơn.
Top những sản phẩm mỡ bò chịu nhiệt tốt nhất hiện nay
Vậy mua mỡ bò chịu nhiệt loại nào tốt? Nếu bạn cũng đang chưa tìm được loại mỡ bôi trơn phù hợp, vậy hãy để chúng tôi gỡ rối cho bạn qua một số những gợi ý cực đáng tiền được chia sẻ dưới đây!
Mỡ chịu nhiệt Castrol
Castrol là thương hiệu dầu mỡ đã không còn quá xa lạ với đông đảo người dùng. Với tính năng bôi trơn, chống ăn mòn hiệu quả, mỡ chịu nhiệt Castrol hiện đang được sử dụng hiệu quả với khả năng kháng nước, chống ăn mòn cực tốt.
Mỡ chịu nhiệt chất lượng cao Mobil
Mobil là thương hiệu mỡ chịu nhiệt khá thông dụng trên thị trường hiện nay. Sản phẩm được đánh giá cao với khả năng chống rửa trôi, chống nước, chịu nhiệt và chống oxy hóa cực tốt.
Mỡ chịu nhiệt Johnsen”s
Johnsen”s là một thương hiệu khác mà bạn có thể tham khảo nếu cần tìm mua mỡ chịu nhiệt. Đây là loại mỡ được sản xuất từ dầu gốc Inorganic Synthetic với khả năng chịu nhiệt tới 5000 độ C, nhiệt độ nhỏ giọt vô hạn. Loại mỡ này hiện đang được sử dụng phổ biến tại nhiều đơn vị đặc biệt tại các môi trường nước, khu công nghiệp,…
Beslux Plex Bar – Mỡ bôi trơn chịu nhiệt
Beslux Plex Bar là loại mỡ bôi trơn sử dụng gốc xà phòng và dầu gốc tổng hợp. Chính vì vậy nó thường có độ bền nhiệt cao, hiệu quả bôi trơn, giảm ma sát tốt. Mỡ bôi trơn hiện đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều đơn vị với giá rẻ, hiệu quả tốt trong cả các môi trường khắc nghiệt.
Mỡ bôi trơn chịu nhiệt Shell
Shell là thương hiệu đình đám trong làng sản xuất và phân phối mỡ bôi trơn. Đặc biệt phải kể đến dòng sản phẩm mỡ chịu nhiệt Shell đình đám. Shell ưu tiên sử dụng các loại dầu gốc có độ nhớt cao kết hợp cùng chất vô cơ để làm đặc và phụ gia rắn. Chính điều này đem đến cho các sản phẩm của hãng tính ổn định cơ học cực tốt, khó bay hơi trong mọi điều kiện làm việc.
Lý giải một số quan niệm sai lầm về mỡ bò chịu nhiệt
Trong quá trình sử dụng và chọn lựa mỡ bò chịu nhiệt, có khá nhiều nhận định sai lầm về cách kiểm tra chất lượng mỡ chịu nhiệt cũng như cách chọn mua mỡ chịu nhiệt phù hợp. Chính vì vậy, trong bài viết này, cùng chúng tôi tìm hiểu và lý giải rõ hơn nhé!
Đốt trực tiếp mỡ bò để kiểm tra chất lượng
Rất nhiều người cho rằng để kiểm tra khả năng chịu nhiệt của mỡ bò, chúng ta có thể trực tiếp đốt nó bằng lửa. Trường hợp mỡ bị tác dầu hoặc cháy có nghĩa là loại mỡ này không có khả năng chịu nhiệt tốt.
Tuy nhiên đây là quan điểm không thực sự đúng. Bởi nhiệt độ của lửa cháy rất cao có thể đạt tới 1000 độ, ở mức nhiệt này mỡ bị cháy thành muội than là hết sức bình thường bởi những thành phần chống mài mòn trong mỡ như MoS2 hay Graphite thường dễ bị cháy dưới nhiệt độ cao.
Chỉ quan tâm đến khả năng chịu nhiệt của mỡ
Khi lựa chọn mỡ chịu nhiệt, phần lớn khách hàng chỉ chú trọng vào khả năng chịu nhiệt của mỡ. Tuy nhiên dù là loại mỡ nào, nhiệm vụ chính của chúng là hỗ trợ bôi trơn. Do đó, bên cạnh khả năng chịu nhiệt người dùng nên ưu tiên các tiêu chí như: Chống ăn mòn, khả năng bôi trơn hay kháng nước,…
Ma sát và nhiệt độ là hai tác nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả vận hành của hệ thống máy móc, động cơ. Để khắc phục vấn đề này mỡ bò chịu nhiệt là giải pháp được sử dụng ngày càng phổ biến với hiệu quả bôi trơn ấn tượng. Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về mỡ bò chịu nhiệt cũng như phân loại và top những sản phẩm nổi bật, hy vọng có thể đưa đến cho quý vị những thông tin hữu ích!