Hiện nay vệ sinh công nghiệp đang được nhắc đến khá nhiều tuy nhiên không phải ai cũng biết vệ sinh công nghiệp là gì và nó có vai trò gì trong đời sống. Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết ngày hôm nay nhé.
I. Vệ sinh công nghiệp là gì?
1. Khái niệm

Vệ sinh công nghiệp là sự kết hợp giữa vệ sinh truyền thống bằng tay chân và sự trợ giúp của các trang thiết bị, máy móc, hóa chất hiện đại cho các công trình chuyên biệt.
2. Phân loại
– Làm sạch tổng hợp: là công việc làm tổng vệ sinh các công trình mới xây dựng xong, vệ sinh nội thất, vệ sinh chung cư, tòa nhà, công ty, trường học… luôn đáp ứng mọi nhu cầu của mọi người có mong muốn làm sạch môi trường sống và làm việc của mình.
– Làm sạch hàng ngày: là việc làm sạch từng phần, một khu vực hoặc toàn bộ không gian đang sử dụng. Hoạt động này có tính lặp lại, được diễn ra hàng ngày, giúp môi trường sống của bạn luôn sạch sẽ, thông thoáng.
3. Mục đích
– Tiết kiệm tiền bạc: các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân… thay vì phải bỏ tiền ra mua các dụng cụ vệ sinh và tốn chi phí bảo trì có thể thuê một công ty vệ sinh chuyên nghiệp để tiết kiệm tiền bạc mà lại đạt hiệu quả cao.
– Tiết kiệm công sức: các công ty vệ sinh sẽ có đội ngũ nhân viên làm sạch mọi diện tích theo đúng yêu cầu của bạn, bạn không cần phải bỏ công sức ra tự làm.

– Hiệu quả làm sạch cao: với hệ thống máy móc, thiết bị, hóa chất hiện đại, vệ sinh công nghiệp sẽ giúp không gian sống của bạn sạch đẹp, thông thoáng.
– Tiết kiệm thời gian: quy trình vệ sinh công nghiệp được diễn ra bài bản, tiết kiệm rất nhiều thời gian cho đơn vị được thi công.
– Tăng độ bền, tuổi thọ: nếu được dọn dẹp một cách thường xuyên thì sẽ giúp nâng cao chất lượng và tuổi thọ của công trình.
II. Vệ sinh công nghiệp gồm những gì?
1. Vệ sinh tòa nhà văn phòng

- – Công việc bao gồm: vệ sinh bên trong, bên ngoài, tầng hầm, ngoại cảnh… của tòa nhà văn phòng.
- – Công việc thường xuyên: vệ sinh kính cho tòa nhà cao tầng.
2. Vệ sinh tòa nhà chung cư:
- – Vệ sinh các khu vực chung quanh tòa nhà: ngoại cảnh chung cư, tầng hầm để xe, sảnh, hành lang, sân thượng…
- – Việc vệ sinh các tòa nhà chung cư thường do quản lý chung cư chịu trách nhiệm.
3. Vệ sinh bệnh viện

- – Làm vệ sinh các khu vực trong bệnh viện như: phòng bệnh, phòng mổ, khu hành chính, hành lang, phân loại rác…
- – Vệ sinh bệnh viện đòi hỏi phải có chuyên môn cao vì đây là một môi trường đặc thù, tồn tại nhiều mầm bệnh.
4. Vệ sinh trường học
- – Nhằm đảm bảo môi trường học tập, giảng dạy an toàn và sạch sẽ cho cán bộ công nhân viên, học sinh.
- – Vệ sinh công cộng trường học bao gồm vệ sinh cho các khu vực trong trường mầm non, tiểu học, trung học…
5. Vệ sinh khu đô thị

- Là sự kết hợp giữa các loại vệ sinh bất động sản và vệ sinh cảnh quan chung có trong khu đô thị: vệ sinh ngoại cảnh, siêu thị, trung tâm thương mại…
6. Vệ sinh khách sạn, nhà nghỉ, căn hộ dịch vụ
- Các công việc thường tập trung vào vệ sinh buồng phòng là chính, ngoài ra còn có vệ sinh tầng phòng, ngoại cảnh, sảnh chính…
7. Vệ sinh siêu thị, trung tâm thương mại
- Làm vệ sinh công nghiệp tại các khu vực này bao gồm: làm sạch ngoại cảnh, tầng hầm, sảnh chung, canteen…
8. Vệ sinh nhà máy, khu công nghiệp

- – Vệ sinh nhà máy bao gồm vệ sinh trần, tường, sàn, máy móc, canteen…
- – Vệ sinh khu công nghiệp bao gồm các công việc vệ sinh ngoại cảnh, khu văn phòng, khu sản xuất…
Tìm hiểu: ứng dụng của máy hút bụi công nghiệp trong đời sống
9. Vệ sinh công cộng, phương tiện
Bao gồm: vệ sinh đường xá, chăm sóc cây cối trên đường… các công việc này thường do công ty vệ sinh môi trường đảm nhận. Đối với các phương tiện thì ngoài việc vệ sinh còn bao gồm bảo dưỡng.
Bài viết này giúp bạn hiểu đúng vệ sinh công nghiệp là gì cũng như những lợi ích mà vệ sinh công nghiệp mang lại. Hãy tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn cho mình một công ty dịch vụ uy tín nhé.
>>> Xem thêm: Các bước dọn vệ sinh nhà cửa nhanh chóng, hiệu quả nhất